Bọ trĩ trưởng thành có thể bay theo hướng gió nên tốc độ lây lan rất nhanh. Để giảm thiểu tối đa thiệt hại về kinh tế, người nông dân cần nắm được các dấu hiệu bọ trĩ hại hoa hồng để có biện pháp phòng trừ kịp thời và hiệu quả.
Dấu hiệu bọ trĩ hại hoa hồng
Bọ trĩ gây xoăn lá, thối chồi |
Nhiều vùng miền tại nước ta còn gọi bọ trĩ với tên khác là con Bù Lạch. Đây là loài côn trùng có tên khoa học Stenchaetothrips biformis với kích thước rất nhỏ, khoảng 1mm, rất khó để phát hiện bằng mắt thường. Bởi vậy, thông qua các dấu hiệu dưới đây, bạn có thể xác định được vườn hồng của mình đang bị bọ trĩ đe dọa:
- Các đọn non khác thường, bị quăn queo, lá xoắn và cong lại.
- Các lá trưởng thành xuất hiện các quần thể, đốm màu đen loang lổ, bầm tím ở mặt trên. trong đó, mặt dưới lá hồng trưởng thành thoạt nhìn rất bình thường.
- Cây bị bọ trĩ chích hút có thiệt hại, di chứng rất nặng. Chúng không chỉ giảm tính thẩm mỹ, chậm phát triển mà thời gian lên tược non mới cũng lâu hơn.
Bọ trĩ hoạt động cả ban ngày và ban đêm. Tuy cơ thể rất nhỏ nhưng chúng lại di chuyển vô cùng nhanh nhẹn. Chỉ cần nghe thấy tiếng động hay cảm thấy nguy hiểm, những con bọ này ngay lập tức trốn vào các đọt non, rớt xuống giả chết.
Bọ ghét ánh nắng mặt trời trực tiếp. Nhưng đây lại chính là thời điểm lý tưởng để chúng phát triển và sinh sôi. Khi chiều mát, chúng bắt đầu xuất hiện và chích hút vườn hồng.
Xem thêm: Hướng dẫn biện pháp phòng và trị bọ trĩ
Phân biệt bọ trĩ và nhện đỏ hại hoa hồng
Bọ có kích thước rất nhỏ, khó nhìn thấy bằng mắt thường |
Nhiều người thường nhầm lẫn các dấu hiệu bị trĩ hại hoa hồng với nhện đỏ. Nhưng nếu bạn quan sát kỹ, chúng khá khác nhau. Bởi màu sắc của nhện đỏ là trắng hoặc đỏ, trong khi bọ trĩ lại có màu trắng vàng. Khi lá hồng bị nhện chích hút sẽ xuất hiện các chấm nhỏ li ti màu vàng ở mặt trên và làm cho bề mặt sần sùi, nổi nhiều u.
Thông qua các dấu hiệu bọ trĩ hại hoa hồng trên đây, bạn có thể nhận biết nguy cơ của chúng. Từ đó áp dụng các biện pháp và trừ bọ trĩ với tinh dầu Docneem nguyên chất ép lạnh. Đây là sản phẩm chiết xuất từ hạt và quả dầu Neem, có hàm lượng Azadirachtin trên 2950 ppm, cao nhất trên thị trường. Đặc biệt, các loại côn trùng không có cơ chế kháng dầu Neem nên hoàn toàn không xảy ra hiện tượng nhờn thuốc.
Đăng nhận xét